DÂN TỘC CỐNG

GIỚI THIỆU

- Tổng quan chung

Dân tộc Cống còn có tên gọi khác là: Xá, Xá Cống. Các dân tộc khác gọi họ kèm theo tên địa phương như Cống Tác Ngá (người Cống ở bản Tác Ngá), Cống Bó Khăm (Cống mỏ vàng), Cống Nặm Kè-Pù Xung (núi cao), Mằng La. Xắm Khống (mỏ sắt) là tên tự gọi phổ biến.

Người Cống là dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến. Hiện nay, người Cống ở Lai Châu có 350 hộ với 1.565 khẩu, cư trú ở các huyện Mường Tè và Nậm Nhùn, chủ yếu cư trú tập trung ở các bản Pô Lếch, Nậm Khao, Nậm Pục, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè.

Người Cống  hai nhóm địa phương là Cống vàng và Cống đen. Nhóm Cống vàng (Xắm khống Sứ Lư) sinh sống chủ yếu ở xã Nậm Khao (huyện Mường Tè) và xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé - Điện Biên). Nhóm Cống đen (Xắm khống Nà Là) sinh sống ở các xã Tắc Ngá, Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn) và Kan Hồ (huyện Mường Tè). 

- Không gian sống

Với người Cống, nhà ở luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong đời sống tín ngưỡng. Nhà ở của họ mang đặc trưng riêng. Để bắt đầu dựng nhà, người ta phải chọn thế - đất tốt, gần nguồn nước. Thông thường là nhà sàn hướng xuống chân núi hoặc hướng ra sông.

Người Cống ở nhà sàn 3 gian hoặc 4 gian, được dựng bằng gỗ, tre, nứa, lợp - gianh. Gian trong cùng là gian có buồng ngủ của bố mẹ và bếp nấu nướng. Gian giữa có bếp sưởi là nơi tiếp khách, nơi ngủ của khách. Bên cạnh nơi ngủ của - khách là buồng của con trai cả và vợ, rồi đến buồng của con thứ... Con gái và rể (ở rể) ngủ ở gian ngoài cùng gần cửa ra vào. Các gian được ngăn cách thành - buồng, bằng các phên nứa hoặc thưng gỗ ván. Mái nhà thường được lợp bằng cỏ gianh. Nhà có 4 mái, cao, tạo nên sự thoáng mát, rộng rãi cho ngôi nhà.

Trong nhà của người Cống có hai điểm riêng, phân biệt với nhà sàn của các dân tộc khác. Thứ nhất, ngôi nhà chỉ có một cửa ra vào và một cửa sổ ở gian giữa, có thể xê dịch được. Thứ hai, mỗi ngôi nhà đều có một cái sàn gác phía sau hàng cột trên cùng. Sàn này được cấu tạo bằng cách kê một cây gỗ dọc chạy suốt hai đầu nhà rồi dùng những thanh gỗ ngang gác lên hai bên. Phía trên đặt dát tre, vầu theo chiều dọc. Điều đặc biệt là trên sàn gác này, người ta đặt bàn thờ ma nhà. Tùy theo từng họ mà người ta đặt bàn thờ ở các vị trí khác nhau. Đối với các họ Lò, Chang, Chảo, bàn thờ ma nhà thường đặt trong buồng của bố mẹ, ở phên vách phía trước, giữa hai hàng cột trong buồng. Bàn thờ của họ Ly lại bố trí gần cột cạnh bếp, phía ngoài phên vách ngăn buồng bố mẹ. Bàn thờ được làm đơn giản, có thể là một tấm phên nhỏ được buộc vào áp vách cùng với một cọc gỗ dài. Nếu vách đan phân kép thì không cần tấm phên nhỏ mà chỉ cần một cọc gỗ là đủ.

Trong nhà của người Cống cũng có những đồ trang trí đồng thời là vật dụng trong nhà hoặc các nhạc cụ. Những ngôi nhà sàn tuy không lộng lẫy, sang trọng, nhưng mang đến cho người ở sự thoải mái, mộc mạc của núi rừng đại ngàn. Ngoài ngôi nhà ở bản, mỗi gia đình còn có một ngôi nhà nương. Lều nương cũng được xem như ngôi nhà, mà chủ nhân của nó-có khi cả gia đình vợ chồng con cái, mang theo cả lợn gà tới ở đó hết vụ làm nương mới về bản, nương quá xa, không thể sáng đi tối về được. Còn ngôi nhà lều nương thì không có bàn thờ tổ tiên.

- Không gian bản

Người Cống Lai Châu định cư ở lưng chừng núi và trên các vùng đất thấp, sống quần tụ trong các bản. Tên bản của người Cống thường gọi theo tiếng Thái như Nậm Khao (Suối trắng), Bó Lếch (Mỏ sắt), Nậm Kè (Suối Kè), Nậm Pung (Suối Pung)... Bản nhỏ thì khoảng 30 nóc nhà, bản lớn thì có thể lên đến 60-70 nóc nhà. Trong bản, nhà được bố trí theo hình xương cá, lấy trục đường bản làm xương sống, mỗi nhà cách nhau 1-2m.

Bản người Cống, nhà nhà san sát nhau bên một sườn đồi, lưng tựa núi, mặt hướng về chân đồi, ra sông, suối... giữa nhà nọ nhà kia không có không gian riêng, không có vườn tược ngăn cách, che chắn... Đó là do nếp sống tập quán du canh du cư tạo nên. Xưa nay người Cống quan niệm rằng: ma thường trú ngụ nơi cây cao bóng cả, vì thế mà người ta không trồng cây lâu năm.

- Không gian sống

Với người Cống, nhà ở luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong đời sống tín ngưỡng. Nhà ở của họ mang đặc trưng riêng. Để bắt đầu dựng nhà, người ta phải chọn thế - đất tốt, gần nguồn nước. Thông thường là nhà sàn hướng xuống chân núi hoặc hướng ra sông.

Người Cống ở nhà sàn 3 gian hoặc 4 gian, được dựng bằng gỗ, tre, nứa, lợp - gianh. Gian trong cùng là gian có buồng ngủ của bố mẹ và bếp nấu nướng. Gian giữa có bếp sưởi là nơi tiếp khách, nơi ngủ của khách. Bên cạnh nơi ngủ của - khách là buồng của con trai cả và vợ, rồi đến buồng của con thứ... Con gái và rể (ở rể) ngủ ở gian ngoài cùng gần cửa ra vào. Các gian được ngăn cách thành - buồng, bằng các phên nứa hoặc thưng gỗ ván. Mái nhà thường được lợp bằng cỏ gianh. Nhà có 4 mái, cao, tạo nên sự thoáng mát, rộng rãi cho ngôi nhà.

Trong nhà của người Cống có hai điểm riêng, phân biệt với nhà sàn của các dân tộc khác. Thứ nhất, ngôi nhà chỉ có một cửa ra vào và một cửa sổ ở gian giữa, có thể xê dịch được. Thứ hai, mỗi ngôi nhà đều có một cái sàn gác phía sau hàng cột trên cùng. Sàn này được cấu tạo bằng cách kê một cây gỗ dọc chạy suốt hai đầu nhà rồi dùng những thanh gỗ ngang gác lên hai bên. Phía trên đặt dát tre, vầu theo chiều dọc. Điều đặc biệt là trên sàn gác này, người ta đặt bàn thờ ma nhà. Tùy theo từng họ mà người ta đặt bàn thờ ở các vị trí khác nhau. Đối với các họ Lò, Chang, Chảo, bàn thờ ma nhà thường đặt trong buồng của bố mẹ, ở phên vách phía trước, giữa hai hàng cột trong buồng. Bàn thờ của họ Ly lại bố trí gần cột cạnh bếp, phía ngoài phên vách ngăn buồng bố mẹ. Bàn thờ được làm đơn giản, có thể là một tấm phên nhỏ được buộc vào áp vách cùng với một cọc gỗ dài. Nếu vách đan phân kép thì không cần tấm phên nhỏ mà chỉ cần một cọc gỗ là đủ.

Trong nhà của người Cống cũng có những đồ trang trí đồng thời là vật dụng trong nhà hoặc các nhạc cụ. Những ngôi nhà sàn tuy không lộng lẫy, sang trọng, nhưng mang đến cho người ở sự thoải mái, mộc mạc của núi rừng đại ngàn. Ngoài ngôi nhà ở bản, mỗi gia đình còn có một ngôi nhà nương. Lều nương cũng được xem như ngôi nhà, mà chủ nhân của nó-có khi cả gia đình vợ chồng con cái, mang theo cả lợn gà tới ở đó hết vụ làm nương mới về bản, nương quá xa, không thể sáng đi tối về được. Còn ngôi nhà lều nương thì không có bàn thờ tổ tiên.

BẢN ĐỒ

Trang thông tin điện tử Dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu

Chịu trách nhiệm chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu

  • Tầng 5, nhà D, khu Trung tâm HC_CT tỉnh, P.Tân Phong, T.P Lai Châu
  • 02133.798.992
  • [email protected]

Theo dõi tại: