Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hằng năm vào cuối Thu trên cánh đồng Mường So, huyện Phong Thổ. Đây là dịp để đồng bào thể hiện lòng biết ơn trời đất, thần linh đã ban cho người dân mùa màng bội thu và nhiều điều tốt đẹp.
Người Thái ở Phong Thổ tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu để cầu cho dân làng và du khách nhiều điều tốt đẹp, luôn khỏe mạnh, no ấm; cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu gồm 2 phần. Trong phần lễ diễn ra các nghi thức: rước hồn lúa; cúng hồn lúa; giã cốm, cầu bình an; cúng thần linh, cầu phúc và tạ ơn. Sau đó, vào phần hội, đồng bào và du khách cùng tham gia nhiều trò chơi dân gian truyền thống, điệu múa như: kéo co, nhảy sạp, ném còn và múa xòe.
Nghi lễ giã cốm, cầu bình an đã thu hút đông đảo du khách trải nghiệm. Công việc chế biến lúa cốm khá phức tạp. Thóc được nướng trong lửa nhỏ, lật liên tục cho nóng đều đến khi nứt hạt và dậy mùi thơm.
Theo quan niệm của n
Nghi lễ giã cốm, cầu bình an đã thu hút đông đảo du khách trải nghiệm. Công việc chế biến lúa cốm khá phức tạp. Thóc được nướng trong lửa nhỏ, lật liên tục cho nóng đều đến khi nứt hạt và dậy mùi thơm.
Theo quan niệm của người Thái, đây là công đoạn quan trọng quyết định độ ngon của cốm, bởi nếu quá lửa sẽ bị cứng, nếu non lửa sẽ mất đi độ dẻo. Khi nướng xong thóc thì cho vào cối giã, người giã phải đều tay, liên tục và nhịp nhàng để nhịp chày vừa đủ. Cốm giã xong được gói trong lá dong xanh, vừa tăng thêm màu xanh của cốm, vừa lưu giữ mùi thơm của sữa lúa...
gười Thái, đây là công đoạn quan trọng quyết định độ ngon của cốm, bởi nếu quá lửa sẽ bị cứng, nếu non lửa sẽ mất đi độ dẻo. Khi nướng xong thóc thì cho vào cối giã, người giã phải đều tay, liên tục và nhịp nhàng để nhịp chày vừa đủ. Cốm giã xong được gói trong lá dong xanh, vừa tăng thêm màu xanh của cốm, vừa lưu giữ mùi thơm của sữa lúa...
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
Chịu trách nhiệm chính: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Lai Châu